RECAP TÌM HIỂU VỀ NGÀNH DẦU KHÍ – VIỆC LÀM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

0
4690

Đây là tổng hợp những nội dung được chia sẻ trong buổi Webinar 02: Tìm hiểu về ngành dầu khí. Webinar số 2 được Antdemy tổ chức với mong muốn cung cấp thông tin thực tế và đầy đủ nhất cho các bạn kỹ sư muốn tìm hiểu về ngành rất tiềm năng này. Buổi webinar có sự tham gia của anh Nguyễn Văn Tân – CEO của Antdemy với vai trò là host/điều phối cùng với 3 speaker:

  • Anh Hồ Văn Bắc – Process Technology Engineer tại Long Sơn Petrochemical
  • Anh Nguyễn Quốc Hiệu – Operation Engineer tại PVGas Cà Mau
  • Chị Tôn Nguyễn Thục Quyên – Piping Designer/ PDMS Administrator tại PTSC M&C

I. Cơ cấu ngành dầu khí và những nhóm công ty hoạt động trong ngành

Cơ cấu ngành dầu khí ở Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm theo quy trình khai thác, chế biến và phân phối dầu khí gồm:

Upstream/ Thượng nguồn

Các hoạt động ở thượng nguồn bao gồm: tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí từ việc ký hợp đồng thuê cho đến dẫn khi và chất lòng vào đường ống dẫn.

Những công ty, đơn vị tham gia gồm: Tập đoàn Petro Việt Nam (PVN) gồm các công ty PVEP, PDV, Vietsovpetro và các công ty liên doanh như TNK-BP, Lukoi, Gazprom, Exxonmobil, Chevron, BHP Billiton, Korean National Oil Corperation (KNOC), Total, India’s ONGC, Nippon Oil of Japan, Talisman, Thailand’s PTTEP. Premier Oil, SOCO International và Neon Energy.

Midstream/ Trung nguồn

Các hoạt động ở trung nguồn bao gồm: chế biến dầu khí, công nghiệp khí và vận chuyển xăng dầu. Đây là việc việc xử lý và vận chuyển khí và chất lỏng từ giếng khoan đến các cơ sở hạ nguồn như xưởng lọc dầu.

Những công ty tham gia bao gồm: PVN  với công ty con PV Gas.

Downstream/Hạ Nguồn

Các hoạt động ở hạ nguồn là phân phối và tiếp thị xăng dầu. Bao gồm các hoạt động là lọc dầu; phân phối khí đã qua xử lý, các sản phẩm dầu khí; và bán các sản phẩm liên quan.

Những công ty tham gia vào giai đoạn này gồm: PVN (Nhà máy lọc dầu dung quất, PV Oil, PV Gas (PGS, Gas, PGD)), Petrolimex (PGC, ZETA1 Petrolimex), Liên doanh tư nhân (Nam Viet Oil, Thanh Le, Hiep Phuc Petroleum, Anpha Petro…vv) và các công ty nhà nước khác (Sai Gon Fuel, Sai Gon Petro, Military, Mipec, Vietnam Marine, Vinapco, Petimex, Hanoi Petro..vv).

II. Cơ hội làm việc trong ngành dầu khí

Cơ hội làm việc trong ngành dầu khí mở rộng cho các bạn kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau không chỉ riêng cho các bạn học chuyên ngành hóa dầu, lọc dầu. Bởi vì trong một nhà máy lọc dầu có nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau. Theo chia sẻ của anh Hồ Văn Bắc. Cơ cấu các phòng ban trong nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ngoài các bộ phận về hành chính, kinh doanh thì nhóm kỹ thuật bao gồm:

Technical Department

Đây là phòng phụ trách về kỹ thuật của hoạt động lọc dầu của nhà máy. Thường tuyển các vị trí Process Engineer, Project Engineer yêu cầu ứng viên có background về lọc dầu, hóa dầu.

Operation Department

Là phòng vận hành trong nhà máy. Phong này thường tuyển các vị trí kỹ sư vận hành (Operation Engineer) và ưu tiên ứng viên học chuyên ngành hóa dầu. Tuy nhiên trên thực tế vị trí kỹ sư vận hành cũng mở cho kỹ sư học các ngành khác như: điện, địa chất, hóa, cơ khí hay tự động hóa. Bởi vì tất cả các kỹ sư khi làm việc ở nhà máy đều được tham gia những lớp đào tạo về ngành hóa dầu, cách vận hành, máy móc. Chưa kể khi nhận việc sẽ được đào tạo kiểu cầm tay chỉ việc (on-job training) nên kỹ sư thuộc chuyên ngành khác đề có thể ứng tuyển vị trí này, không nhất thiết là phải học ngành hóa dầu.

Maintenance Department

Phòng phụ trách về bảo dưỡng, bảo trì trong nhà máy. Các vị trí ở phòng bảo trì phù hợp với kỹ sư học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí. Công việc bao gồm phụ trách bảo trì, lên kế hoạch bảo dưỡng và làm việc với các nhà thầu.

HSE

HSE là viết tắt của Health, Safety and Environment là bộ phận phụ trách về an toàn lao động và môi trường trong nhà máy. An toàn trong nhà máy luôn được đặt là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra những nhà máy hóa dầu đều có bộ phận xử lý chất thải. Vậy nên luôn cần có kỹ sư môi trường để thực hiện các đánh giá về ảnh hướng tới môi trường và phụ trách, giám sát việc xử lý chất thải trong nhà máy. Những bạn kỹ sư học chuyên ngành về môi trường, an toàn lao động, bảo hộ lao động hoàn toàn có thể ứng tuyển những vị trí này trong các nhà máy hóa dầu. 

Bộ phận offsite

Đây là bộ phận phụ trách việc vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí cho những đơn vị khác hoặc đi tiêu thụ. Bộ phận này sẽ phụ trách xuất, nhập sản phẩm từ các bồn chứa, bể chứa. Vị trí này làm việc ở cầu cảng nên những bạn kỹ sư học ngành hàng hải, tàu biển sẽ phù hợp cho các vị trí Loading Master, Bus Master này.

Như các bạn thấy một nhà máy hóa dầu có rất nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Vì vậy không chỉ những kỹ sư chuyên ngành hóa dầu mới có thể ứng tuyển, những bạn học chuyên ngành khác đều có cơ hội làm việc trong ngành này với những vị trí khác nhau.

Bên cạnh đó anh Nguyễn Văn Tân – CEO công ty ANTDEMY (Host buổi webinar) cũng chia sẻ thêm về các thuật ngữ mà anh Hồ Văn Bắc có nhắc tới đó là Chủ đầu từ, nhà thầu, nhà cung cấp. Theo anh Nguyễn Văn Tân, công việc ngành công nghiệp dầu khí xoay quanh 3 nhóm công ty chính mà các bạn có thể làm việc và gặp nhiều: đó là nhóm công ty chủ đầu tư (như Long Son Petrochemical, Nghi Son Refinery, Dung Quất), nhóm nhà thầu (nhà thầu như PTSC MC, PVE, Technip, Huyndai, Posco …) và các nhà cung cấp thiết bị, máy móc, vật tư

III. Chuẩn bị gì để bắt đầu làm việc trong ngành dầu khí

Như đã chia sẻ từ hai phần trước, ngành dầu khí chia thành nhiều nhóm công ty với vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Để biết mình cần chuẩn bị gì khi bắt đầu bước chân vào ngành bạn cần xác định rõ mình muốn làm ở khu vực nào: upstream, midstream hay downstream. Sau đó xác định với background của mình sẽ phù hợp với vị trí nào trong công ty: process, instrument, piping, mechanical, electrical…vv

Sau khi xác định rõ discipline mong muốn được làm việc thì sẽ tiến tới xác định những kiến thức cần bổ túc trước khi apply vào công ty mong muốn.

Ví dụ như với vị trí Piping Designer, đây là những kiến thức cần thiết để có thể ứng tuyển vào vị trí này:

  • Hiểu biết căn bản về ngành dầu khí
  • Hiểu biết căn bản về hệ thống đường ống trong ngành Công nghiệp dầu khí
  • Hiểu biết căn bản về các cách đọc bản vẽ trong thiết kế
  • Hiểu biết căn bản về hệ thống (process) quy trình vận hành của lưu chất
  • Hiểu biết căn bản về instrument, equipment, mechanical, structure…vv

Những thông tin này bạn sẽ có được bằng cách hỏi những anh chị senior đi trước, người đã trực tiếp làm vị trí này hoặc tìm hiểu ở phần yêu cầu tuyển dụng trong mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí.

IV. Q&A

Đây là phần giải đáp từ các anh chị speaker cho một số câu hỏi nổi bật được đưa ra trong buổi webinar.

Kỹ sư mới ra trường cần chuẩn bị kiến, thức kỹ năng gì để chuẩn bị cho ứng tuyển thành công vào các công ty trong ngành dầu khí?

Trả lời:

Ba yếu tố quan trọng nhất mà mỗi kỹ sư trẻ cần tích lũy đó là:

  • Kiến thức chung về kỹ thuật: Tuy rằng hầu hết các vị trí khi vào công ty các kỹ sư đều được đào tạo từ đầu. Tuy nhiên các kỹ sư cần có nền tảng kiến thức chung (kiến thức nền) vững chắc để có thể tiếp thu được kiến thức thực tế nhanh và hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp: Công việc trong ngành hóa dầu yêu cầu phải tiếp thu lượng kiến thức mới, làm việc với nhiều chuyên gia và bộ phận khác nhau. Nên yêu cầu các kỹ sư cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin và công việc hiệu quả.
  • Tiếng Anh: Để làm việc trong ngành này yêu cầu ứng viên phải thành thạo cả 4 kỹ năng tiếng anh: nghe – nói (để giao tiếp và làm việc với chuyên gia nước ngoài), đọc – viết (để đọc tài liệu kỹ thuật).

Ngoài ra có những kiến thức kỹ năng sau kỹ sư trẻ cũng cần lưu ý rèn luyện để gia tăng lợi thế cạnh tranh và cơ hội của mình khi ứng tuyển:

  • Khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật
  • Tư duy logic
  • Khả năng ra quyết định
  • Biết sử dụng những phần mềm chuyên ngành
  • Hiểu biết về môi trường làm việc trong ngành, tính chất yêu cầu từng vị trí
Các khóa học, nguồn tài liệu để học và bổ sung thêm kiến thức?

Trả lời:

Ngoài những kiến thức được dạy trong trường, các kỹ sư trẻ có thể bổ sung kiến thức từ những nguồn sau:

  • Theo chia sẻ của chị Thục Quyên, các bạn nên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn tại các trung tâm uy tín. Ví dụ như những khóa học tại trung tâm Ant Academy
  • Tham gia các diễn đàn về dầu khí lớn trên thế giới. Ví dụ như egpet.net.

Anh Nguyễn Quốc Hiệu cũng chia sẻ đồng quan điểm với chị Quyên, và giới thiệu các trung tâm uy tín đào tạo liên quan đến ngành Dầu Khí như Ant Aacademy ; các giảng viên ở đây đều là các anh chị đã đi làm và có rất nhiều kinh nghiệm. Bản thân anh Hiệu cũng đã tham gia rất nhiều chương trình đào tạo tại trung tâm.

Mức lương trong ngành dầu khí như thế nào?

Trả lời:

(Anh Hồ Văn Bắc chia sẻ)

Xét về mặt bằng chung mức lương khởi điểm của ngành dầu khí cao hơn trung bình các ngành khác.

Chế độ đãi ngộ của các công ty trong ngành cũng rất tốt. Khi các bạn kỹ sư mới gia nhập công ty sẽ được công ty cử đi đào tạo miễn phí. Các chi phí đưa đón, ăn uống và nghỉ ngơi (ở khách sạn 4 sao trở lên) đều được công ty tài trợ. Ngoài ra khi đi làm việc nếu không có nhà ở gần khu vực làm việc thì các kỹ sư đều được công ty sắp xếp chỗ ở, ăn uống tại khu vực nhà dành riêng cho nhân viên.

Cơ hội và thách thức của ngành dầu khí?

Trả lời:

Đây là một ngành rất tiềm năng vì dầu khí hiện nay vẫn là nguồn nhiên liệu chính của thế giới. Tuy nhiên đây không phải là một ngành dễ dàng bởi yêu cầu tuyển dụng khá cao cả về chuyên môn lẫn khả năng tiếng Anh. Tỉ lệ chọi hằng năm giữa số lượng hồ sơ ứng tuyển và hồ sơ được chọn cho các vị trí dầu khí là khá cao.

Với những kỹ sư trẻ mới ra trường nếu muốn ứng tuyển vào ngành này thì nên có sự chuẩn bị kỹ ngay từ khi còn là sinh viên. Nên bắt đầu tìm hiểu về ngành và các vị trí tuyển dụng từ trước để xác định cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Nếu ở thời điểm bạn ứng tuyển các vị trí đều đã tuyển đủ người hay bạn chưa đủ kinh nghiệm chuyên môn theo yêu cầu thì cũng đừng nản lòng. Bạn có thể chọn làm tại các công ty khác nhỏ hơn hoặc bắt đầu vị trí tương tự trong một ngành khác để tích lũy kinh nghiệm sau này trở lại ứng tuyển.

Các bạn nữ thì có nên làm việc trong ngành dầu khí không?

Trả lời:

Tỷ lệ nữ giới làm việc trong ngành dầu khí (các vị trí kỹ thuật) không nhiều. Tỷ lệ nữ so với nam giới là 1/20. Tuy nhiên các bạn nữ khi làm việc trong ngành này cũng nhận được nhiều thuận lợi và ưu ái hơn trong công việc, không phải làm những việc nặng, khó khăn. Nhưng bên cạnh đó các bạn nữ cũng gặp định khiến rằng nữ giới làm các công việc kỹ thuật thì không thể giỏi bằng nam giới được. Vậy nên các bạn nữ muốn theo ngành ngày thì cần cố gắng rất nhiều nếu muốn chứng tỏ năng lực bản thân.

Có chương trình thực tập nào cho sinh viên năm ba không?

Trả lời:

Hầu hết các chương trình thực tập đều áp dụng cho sinh viên năm cuối, hoặc sắp ra trường. Tuy nhiên nếu muốn tham gia thực tập sớm, sinh viên có thể liên hệ với các thầy cô trong trường để nhờ giới thiệu và tổ chức chương trình riêng.

Các khóa học nào nên học để bổ sung kiến thức?

Trả lời:

Có hai khóa học cơ bản nhất mà mỗi kỹ sư mới đi làm nên tham khảo để theo học:

  • Khóa học về đọc bản vẽ kỹ thuật
  • Khóa học về các phần mềm chuyên môn dùng trong công việc của mình
Làm thế nào để có cơ hội đào tạo, làm việc ở nước ngoài?

Trả lời:

Có hai cách chính để có thể được đào tạo, làm việc ở nước ngoài như sau:

  • Làm việc cho tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội được cử đi nước ngoài đào tạo hoặc chuyển sang văn phòng ở nước ngoài để làm việc. Thường các tập đoàn Nhật sẽ có những chương trình đào tạo như vậy.
  • Ứng tuyển trực tiếp vào các vị trí làm việc ở nước ngoài. Với cách này các ban cần xác định rõ thị trường lao động mà mình muốn hướng đến: Trung Đông, Châu Á, Mỹ… Bởi mỗi thị trường khác nhau thì yêu cầu tuyển dụng cũng khác nhau. Sau đó bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty đó thông qua các trang tuyển dụng quốc tế  hoặc làm việc cho các công ty outsource  nhân sự theo dạng contractor.

? Webinar 2: “Tìm hiểu về ngành Dầu khí” nằm trong chuỗi Webinar “Định hướng nghề nghiệp” được tổ chức miễn phí bởi cộng đồng Engineering Career Insider – Tư vấn và hướng nghiệp kỹ thuật, một dự án phi lợi nhuận do Enijobs.com sáng lập. Với mục tiêu hỗ trợ 10.000 bạn sinh viên kỹ thuật có định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong năm 2020.

Thông tin các sự kiện được cập nhật chi tiết trong group:Engineering Career Insider – Tư vấn và phát triển nghề nghiệp kỹ thuật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây