TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ LINKEDIN

1
10054

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LINKEDIN TỪ A-Z

Linkedin là gì?

Cùng https://enijobs.vn/ tìm hiểu A-Z nhé

Đừng quên follow Linkedin page của Enijobs.com tại địa chỉ https://www.linkedin.com/company/enijobs để cập nhật việc làm từ Enijobs và đối tác nhé

Linkedinhttps://www.linkedin.com/ là mạng xã hội nghề nghiệp mà ở trên đó mỗi người sẽ có riêng một profile về công việc – như một dạng CV online. Vì là mạng xã hội nên những người dùng Linkedin có thể tương tác, trao đổi với nhau với những tính năng cơ bản như: đăng bài, tương tác (like, comment, share) và kết nối (add connection). Những chủ đề được thảo luận trên Linkedin chủ yếu liên quan tới công việc, mang tính formal hơn.

Những ai đang hoạt động trên Linkedin?

Hầu hết những ai tham gia vào thị trường lao động cũng có profile trên Linkedin. Tuy nhiên có thể chia tài khoản trên Linkedin thành những nhóm cơ bản sau:

  1. Nhà tuyển dụng: Là các recruiter, headhunter. Đây là nhóm account hoạt động thường xuyên và tích cực nhất trên Linkedin. Mục đích chỉnh của recruiter, headhunter trên Linkedin là tìm kiếm ứng viên và cập nhật thông tin về thị trường. Bạn sẽ thường xuyên thấy các bài đăng tuyển dụng của nhóm account này hoặc thường xuyên được add vào connection của recruiter, headhunter
  2. Nhà quản lý: Là các profile của nhân sự C-level, management level như CEO, Managing Director.. Mục tiêu của nhóm profile này chủ yếu là xây dựng branding cho công ty và cá nhân họ. Thường các manager sẽ cập nhật nội dung về công ty, xu hướng thị trường, chia sẻ thông tin và insight về ngành, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của công ty mình.
  3. Nhân sự senior: Là profile của ứng viên đã đi làm và có kinh nghiệm, coi linkedin như một mạng xã hội để kết nối, chia sẻ về nghề nghiệp. Nội dung đăng tải của nhóm profile này là suy nghĩ, trải nghiệm và quan điểm cá nhân của họ về công việc, sự nghiệp hoặc chia sẻ thông tin hữu ích. Nhu cầu tìm việc không phải là ưu tiên hàng đầu của họ.
  4. Ứng viên đang tìm việc: Là profile của ứng viên có kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm, mục đích sử dụng Linkedin để tìm cơ hội nghề nghiệp mới. Bạn sẽ bắt gặp ứng viên này để trạng thái Open for new opportunity/Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới. Hoặc đăng bài mô tả một chút về kinh nghiệm bản thân cũng như mong muốn về cơ hội nghề nghiệp họ đang tìm
  5. Nhân sự phát triển kinh doanh: Một số ứng viên sử dụng profile của mình là một kênh marketing cho sản phẩm/dịch vụ của công ty, tìm kiếm đối tác và khách hàng B2B. B2B – Business to Business là là từ chỉ những dịch vụ mà đối tác là khách hàng doanh nghiệp như HR Service, Training Service…
  6. Profile công ty: Một số công ty đặc biệt là công ty Headhunt, sử dụng cả Company Page và Candidate profile để là kênh kết nối với ứng viên tiềm năng. Những profile công ty này hoạt động chính chủ yếu là đăng tuyển dụng và add connection với ứng viên để giữ liên lạc

Dùng Linkedin để làm gì cho người mới đi làm?

Là ứng viên mới ra trường hoặc nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Đây là một số cách bạn có thể tận dụng Linkedin trong công việc

  1. Tìm kiếm cơ hội công việc: Cập nhật một profile hoàn chỉnh, thể hiện trạng thái đang tìm việc và kết nối với nhiều recruiter nhất có thể sẽ tăng cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp cho bạn đó
  2. Học hỏi từ anh chị senior trong ngành: Các nhân sự senior cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong nghề của họ. Đây là nguồn thông tin hữu ích mà bạn có thể muốn theo dõi. Ví dụ như một nhân sự trong mảng employer branding chia sẻ các chủ đề như: Làm Employer Branding qua kênh nào, Vietnam Digital Report 2019
  3. Cập nhật thông tin từ thị trường: Những update về công ty nào mở rộng, sát nhập hay giải thể; Công ty nào đang là leading thị trường của mình. Những thông tin như quá trình hình thành Vinfast, Deputy CEO của Vinfast được chiêu mộ là Managing Director của Bosch mình đều được cập nhật trên Linkedin.
  4. Tham khảo kinh nghiệm đi làm, kiến thức nhân sự: Người đi làm ngoài về chuyên môn nghề nghiệp cũng rất quan tâm tới các chủ đề như: cách tính lương, kiến thức về các loại bảo hiểm, benefit của công ty, offer lương ứng viên như thế nào hay kinh nghiệm phỏng vấn. Dù không thường xuyên nhưng bạn cũng sẽ thấy những nội dung như vậy dược chia sẻ trên Linkedin
  5. Kết nối mở rộng mối quan hệ: Bạn có thể dùng Linkedin để giữ liên lạc với đồng nghiệp, sếp, các ứng viên trong ngành hoặc mối quan hệ khác bạn có trong công việc. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy profile và có thể follow/kết nối tới những profile seniore như của Shark Thái Vân Linh, Ms. Thảo – CEO Vietjet, Mr. Võ Quang Huệ – Deputy CEO của Vinfast…

CÁCH SET-UP PROFILE LINKEDIN HOÀN CHỈNH

Cách set-up một tài khoản Linkedin đầu tiên bạn cần tạo tài khoản Linkedin bằng gmail. Sau đó cập nhật các thông tin tương tự như CV cá nhân: Những đề mục thông tin trên Linkedin giống với CV là

  • Work Experience: Mô tả kinh nghiệm làm việc của bản thân
  • Education: Thông tin về học vấn, bằng cấp
  • Skills: Kỹ năng mà bạn có
  • Summary: Một đoạn ngắn tổng kết về bản thân

Ví dụ: An Economics and Finance graduate with a logical, structured and strategic mindset who loves to challenge herself. She believes that with passion and determination, nothing is impossible to accomplish. Explore her stories of making impact to the community and feel free to connect if you would like to collaborate on a project together.

  • Volunteer experience: Kinh nghiệm về tình nguyện viên nếu có
  • License and Certificate: Bằng cấp, chứng chỉ liên quan tới nghề nghiệp. Ví dụ như một ứng viên về tài chính sẽ có chứng chỉ liên quan như CFA, ACCA
  • Accomplishments: Những thành tự bạn đạt được. Đó có thể là: khóa học tham gia, dự án, giải thưởng, điểm số, ngoại ngữ, tổ chức từng hoạt động
  • Thông tin liên hệ: Thêm các thông tin liên lạc như email, số điện thoại, website, địa chỉ làm việc. Lưu ý email và số điện thoại chỉ hiển thị cho những ai đang ở trong connection của bạn. Vì vậy nếu muốn recruiter có thể liên lạc dễ dàng hơn bạn có thể bổ sung thông tin liên hệ trong mục Summary hoặc Heading của profile

SỬ DỤNG LINKEDIN ĐỂ TÌM VIỆC

Một trong những nhu cầu chính của ứng viên mới ra trường hoặc đi làm  đó là Tìm kiếm cơ hội công việc mới. Vì sao những cơ hội nghề nghiệp trên Linkedin lại chọn lọc và chất lượng hơn những nguồn khác:

  • Cơ hội nghề nghiệp đến từ headhunter: Hầu hết những job khi đưa qua headhunter là những job tốt và yêu cầu cao hơn so với những vị trí thông thường khác.
  • Những job đến từ page chính thức của công ty: Một công ty có profile và tuyển dụng ứng viên trên Linkedin chứng tỏ họ quan tâm tới thương hiệu tuyển dụng và đang muốn tìm kiếm những ứng viên chất lượng cho công ty mình

Để bắt đầu tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trên Linkedin bạn hãy làm theo những bước sau nhé:

1. Set up tài khoản :Đây là việc đầu tiên cần làm khi bắt đầu tìm việc. Chi tiết đã được hướng dẫn bên trên. Lưu ý cần cập nhật đầy đủ và nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cũng giống như CV, nhà tuyển dụng chỉ dành vài giây để lướt qua hồ sơ của bạn trước khi quyết định đọc chi tiết. Vì vậy hãy thể hiện tốt nhất có thể nha.

2. Bật chế độ tìm việc: Cập nhật tình trạng công việc: Đây là bước quan trọng nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới. Có 3 cách để cho Linkedin và Recruiter biết bạn đang tìm kiếm cơ hội mới đó là:

  • Cập nhật Job reference của Linkedin
  • Cập nhật trên Heading:

Ví dụ như Looking for new opportunity such as Recruiter, HR General… và thêm contact email nếu được

  • Cập nhật trên About/Summary:

Ví dụ: 5 years of experience in HR General Executive including: recruitment, training and C&D for Small and medium-sized enterprises, Open for new opportunity as HR Supervisor. Feel free to contact me via abcxyz@gmail.com

3. Mở rộng mạng lưới: Để profile của bạn được tiếp cận tới nhiều người hơn và tăng cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp. Bạn cần mở rộng connection của mình việc add thêm nhiều profile khác. Những nhóm profile sau đây bạn có thể cân nhắc để giúp mở rộng connection

  • Recruiter: Tìm kiếm với từ khóa recruiter/ recruitment/ HRBP/ HR/ TA/Talent Acquisition trên thanh tìm kiếm của Linkedin. Chọn mục people bạn sẽ thấy profile của những người làm tuyển dụng trên Linkedin
  • Headhunter: Tìm kiếm với từ khóa Headhunt/ Headhunter/ Recruitment Consultant/ Consultant/ ESS cũng với filter là people bạn sẽ có được profile của các headhunter đang hoạt động trên Linkedin Hoặc tìm kiếm theo tên công ty Headhunter như: Navigos Search, First Alliances, Ant Demy
  • Nhân sự senior trong ngành: Nếu bạn đang làm marketing thì có thể tìm những profile tương tự bằng cách search các từ khóa liên quan đến nghề nghiệp của bạn như: marketing/ digital marketing/ branding/ trade marketing/ marketer.
  • Nhân sự cấp cao, giám đốc công ty: Trường hợp bạn rất mong muốn làm việc cho một tổ chức nhất định nào đó thì hãy kết nối với những người đang làm việc cho tổ chức đó bằng cách tìm từ khóa tên công ty. Có thể kết nối với profile hiện đang giữ chức quản lý hoặc Founder của công ty.

Tips cho bạn để profile được accept nhiều hơn trên Linkedin:

  • Thông tin đầy đủ rõ ràng và chi tiết
  • Có ảnh đại diện chuyên nghiệp
  • Thể hiện thiện chí mục tiêu kết nối thông qua Heading hoặc mục summary
  • Viết nội dung bằng tiếng anh
  • Ngoài việc gửi request như bình thường thì nên chuẩn bị một câu giới thiệu ngắn để thể hiện mục tiêu kết nối. Đặc biệt là đối những ứng viên senior, manager level

4. Có những cách nào tìm việc trên Linkedin thế nào: Ngoài việc chuẩn bị profile thật tốt và thể hiện trạng thái tìm việc. Bạn cũng có thể chủ động hơn để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp cho mình

  • Tìm kiếm job hiện có trên joblist của Linkedin qua thanh tìm kiếm
  • TÌm job hiện trên bài viết của những recruiter, headhunter. Có tới trên 60% nội dung của Linkedin là những bài đăng tuyển dụng nên chỉ cần gõ đúng từ khóa và chọn loại nội dung Post sẽ tìm được những bài này
  • Kết nối trực tiếp với headhunter để gửi CV: Bạn có thể nhắn tin trực tiếp với headhunter và xin email để gửi CV trực tiếp cho họ. Hầu hết cách headhunter đều welcome với việc này
  • Nhờ profile có nhiều connection giới thiệu CV của mình. Người chia sẻ nên là người bạn đã có chút quen biết nhé. Bạn cần chuẩn bị một đoạn ngắn mô tả về kinh nghiệm cũng như cơ hội nghề nghiệp mong muốn để recruiter/headhunter hiểu hơn về bạn và tránh mất thời gian của cả 2 bên

Nếu bạn đã đọc đến đây thì đừng quên follow Linkedin page của Enijobs.com tại địa chỉ https://www.linkedin.com/company/enijobsđể cập nhật việc làm từ Enijobs và đối tác nhé

https://enijobs.vn/xay-dung-ho-so-ca-nhan-chuyen-nghiep-nho-linkedin-phan-1-cac-yeu-to-co-ban/https://enijobs.vn/ho-so-ca-nhan-chuyen-nghiep-tren-linkedin-phan-2/

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây