Làm thế nào để có kinh nghiệm làm việc khi chưa tốt nghiệp?

0
4033

Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp đang giai đoạn bắt đầu đi tìm việc chắc chắn bạn gặp không ít công việc yêu cầu có kinh nghiệm làm việc. Còn bạn thì mới tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân và chả có chút kinh nghiệm gì? Rồi có khi bạn nghĩ F… nhà tuyển dụng.

Vậy là bạn nhầm rồi, học đại học nó chỉ là một trong những khoảng thời gian bạn sử dụng để học nghề và trường học cũng là một đơn vị kinh doanh mà thôi. Vì vậy bạn nào nói là “tôi mới tốt nghiệp đại học, tôi chưa có kinh nghiệm”, cái đó chỉ đúng với việc bạn được bố mẹ nuôi cho ăn học và ngày ngày cắp sách tới giảng đường.

Trước hết để bạn có được kinh nghiệm làm việc khi chưa tốt nghiệp mình sẽ đi phân tích cho các bạn rõ hơn về hai khái niệm đó là kỹ năng và kinh nghiệm.

Để có được kỹ năng ngoài học tập bạn phải rèn luyện qua các hoạt động : ví dụ nếu bạn tham gia chiến dịch “mùa hè xanh” thì bạn có thể học được các kỹ năng như làm việc nhóm khi các bạn cùng làm một công việc trong 1 nhóm, 1 đội. Nhưng cũng là chiến dịch mùa hè xanh đó, bạn tham gia với vai trò trưởng nhóm lớp/ trường thì bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng lãnh đạo ( leadership ), so với các thành viên bình thường thì họ khó có cơ hội rèn luyện kỹ năng này. Hay để sử dụng 1 phần mềm thiết kế bạn phải học, rèn luyện qua các bài vẽ … thì nó sẽ trở thành 1 kỹ năng cứng của bạn.

Bạn có đồng ý với mình là các kỹ năng phải thông qua học -> có môi trường rèn luyện mới có được đúng không? Không tự bẩm sinh ra chúng ta đã có nó.

Đấy khi viết vào CV cũng vậy nhé : phần hoạt động nó phải gắn với phần kỹ năng. Em không tham gia hoạt động hay công việc nào hết mà nói là em có kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình … là nói láo đó, nhà tuyển dụng ( NTD ) họ đọc là biết ngay. Có 2 trường hợp là bạn viết láo ( kỹ năng là bạn tự phong cho mình ), hoặc cách viết CV của bạn nó quá dở, không logic.

Đến đây bạn biết kỹ năng là gì rồi chứ? Và để có nó phải biết mình cần nó và tìm môi trường rèn luyện nhé!

Phần thứ 2 mình nói về kinh nghiệm đây. ( Vì bài này không viết cho các bạn đã đi làm có kinh nghiệm làm việc cho vị trí đó nhé  ). Haha giải thích tí tại sao là có kinh nghiệm làm việc cho vị trí đó vì nếu bạn đang làm kỹ sư thiết kế mà qua làm kinh doanh thì nó không gọi là kinh nghiệm chuyên môn mà là kinh nghiệm liên quan. Ví dụ rõ hơn  để phân biệt nè : 1 ông làm sale đồ uống 5 năm và đi xin việc mới vẫn là sale đồ uống , khác với ông làm sản xuất đồ uống 5 năm và giờ đi xin vị trí sale đồ uống. Tôi là chủ doanh nghiệp tôi sẽ trả cho ông ở TH1 10 triệu thì trả cho ông TH2 6 triệu thôi.

Tiếp về kinh nghiệm đây … ahihi. Lấy ví dụ đơn giản nhé :

Một đứa sinh viên Bách Khoa giỏi anh văn tí đi làm trợ giảng cho 1 trung tâm anh văn, tốt nghiệp nó xin làm về thiết kế cơ khí ví nó học ngành cơ khí =]] thì cái lúc nó đi dạy anh văn ấy chỉ được gọi là có kinh nghiệm giảng dạy ( truyền đạt … ), và trong CV thì nó biến thiên thành các kỹ năng lúc đi làm có được.

Nhưng một đứa sinh viên sư phạm anh đại học sư phạm, lúc sinh viên nó cũng đi làm trợ giảng cho một vài trung tâm anh văn ( ví dụ Hội Việt Mỹ ), tốt nghiệp xong nó đi làm cô giáo dạy tiếng anh ở trường cấp 2. Thì chính cái lúc nó đi làm thêm đó giờ trở thành kinh nghiệm khi nó viết vào trong CV, chứ ngu gì mà nó không viết vào =]]

Ngoài ra bạn không chỉ được kinh nghiệm làm việc nếu làm thêm đúng công việc nằm trong career path của mình mà còn cả đống mối quan hệ, cơ hội việc làm tốt sau tốt nghiệp … Tất nhiên để làm tốt việc này bạn phải hiểu mình và biết sau này mình muốn làm gì. ( Cái này nó là cả 1 chủ để nên mình không bàn tới)

Đó giờ bạn phân biệt được kỹ năng và kinh nghiệm, và cũng biết làm như thế nào để có kinh nghiệm khi mới tốt nghiệp rồi chứ.

Chúc thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây