Recap webinar: Nữ kỹ sư và công việc tại nhà máy – liệu có đáng sợ như lời đồn?

1
1028

Tiếp nối thành công của hai Webinar trước trong series “Khám phá khối nhà máy cùng Nestlé Việt Nam” do EniJobs tổ chức, ngày 17/12, Webinar số 3 với chủ đề “Nữ kỹ sư và công việc ở nhà máy: Liệu có “đáng sợ” như lời đồn?” đã diễn ra với sự chia sẻ của hai nữ diễn giả:

● Chị Phùng Thị Hà Lan – Industrial Services Manager (Nestlé Vietnam)

● Chị Trương Thị Lan – Production Supervisor (Nestlé Vietnam)CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA NỮ KỸ SƯ KHỐI SẢN XUẤT

Chị Hà Lan đã chia sẻ về quá trình làm ở nhiều vị trí khác nhau của chị tại Nestlé Việt Nam, đầu tiên là ở vị trí SSHE, sau đó mới chuyển qua làm Project. Ở Nestle, các bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển, không nhất thiết là những công việc văn phòng, mà các bạn còn có thể tham gia vào nhóm sản xuất, các vị trí ở nhà máy dành cho các bạn nữ.

Đối với Lan Trương, có rất nhiều công việc phù hợp.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Cơ hội:

Làm việc trong môi trường nhà máy với rất nhiều đồng nghiệp nam nhưng mọi người rất vui vẻ, hòa đồng và tôn trọng lẫn nhau.  Khi có vấn đề luôn thẳng thắn trao đổi để cho ra được vấn đề. Qua quá trình làm việc cảm thấy mình mạnh mẽ, quyết đoán và phát triển bản thân hơn.

Đối với việc ra quyết định lớn trong công việc, để ra được một quyết định đúng đắn đòi hỏi các bạn phải phân tích, nghiên cứu, dựa vào khả năng và tầm nhìn của các bạn. Nếu như các bạn chứng minh được mọi người rằng bạn là người có năng lực, quyết định của bạn là dựa trên những gì phân tích hợp lý, logic thì không có lý do gì để người ta xem nhẹ chuyện bạn đưa ra quyết định cả. Điều đó cho thấy các bạn có thể vượt qua rào cản về phân biệt giới tính trên lộ trình phát triển tại Nestlé.

Ở Nestle, mọi người làm việc theo tiêu chí rất tôn trọng, giúp đỡ nhau, không có phân biệt giới tính. Khi chị thể hiện được cách làm của chị là hợp lý thì mọi người vẫn sẽ làm theo. Khi làm việc tại Nestle, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn còn được trang bị kiến thức mềm như leadership, cách quản lý. Các anh em trong công ty cũng rất tôn trọng phái nữ nên nhiều khi mình cảm thấy còn được các anh ưu ái.

Thách thức:

Lúc đầu chị Hà Lan làm công việc hành chính, quản lý môi trường là chủ yếu, không có kiến thức về kỹ thuật. Lúc mà chuyển sang làm dự án, có một mình chị là nữ tại phòng kỹ sư, mọi thứ chị phải học nhiều kỹ năng mới nên chị có hơi lạ lẫm một chút.

Khó khăn một chút ở việc đi ca đêm. Vì bản thân là nữ nên thể lực hơi bị ảnh hưởng. Sau khi nhận lời khuyên của mọi người về chế độ dinh dưỡng, thể dục thì đã tích cực rèn luyện thể chất để phục vụ cho công việc. Ở nhà máy có câu lạc bộ chạy bộ để mọi người cùng nhau rèn luyện thể lực sau giờ làm việc.

Mọi người thường nghĩ làm kỹ thuật là làm nhiều công việc nặng, cần dùng nhiều sức, không phù hợp cho phái nữ. Nhưng hiện giờ đối với các nhà máy sản xuất nhất là ở những công ty đa quốc gia như Nestlé, hầu hết đều là máy tự động, quản lý thông qua hệ thống điều khiển, máy tính, và những công việc vận hành hoặc trực tiếp chỉnh sửa máy sẽ có các anh chị technician hỗ trợ nếu cần. Bản thân mình cũng cần biết cách làm, cách sửa để mình hiểu, quản lý hệ thống, nên những vị trí như chị cần những kỹ năng về máy tính, phân tích quản lý, analyse… Hơn nữa, mình còn làm việc theo đội nên công việc được chia sẻ một cách phù hợp cho nhau. Nói chung, công việc tại nhà máy không có nặng nhọc như mọi người vẫn hay nghĩ.

Đối với việc quản lý một đội ngũ gồm toàn nam và lớn tuổi hơn mình, chị Lan Trương thấy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Mình phải hiểu được vị trí của mỗi anh em làm để từ đó có thể sắp xếp công việc phù hợp. Mình dành thời gian để làm việc cùng anh em. Chính vì thế, ngoài văn hóa tôn trọng, anh em đã nhìn thấy sự nỗ lực của mình, mình trở thành tấm gương về nỗ lực cố gắng trong công việc. Từ đó cũng được anh em nể phục và giúp đỡ rất nhiều. Ngoài ra mình cũng nhận được sự giúp đỡ từ các anh cấp dưới và đồng nghiệp để xử lý sự cố.

VĂN HÓA NƠI LÀM VIỆC

Gender balance:

Nestlé mong muốn xây dựng một môi trường làm việc đa dạng không chỉ về bình đẳng giới, văn hóa mà còn về tất cả mọi thứ. Điều đó sẽ giúp cho môi trường làm việc của mình phong phú, linh hoạt, năng động hơn, và vững mạnh hơn, tận dụng được hết điểm mạnh của mọi người dựa trên điều khác biệt của họ. Sự bình đẳng đó cũng được thể hiện trong cả việc trao cơ hội ở những vị trí cấp cao hay được đào tạo nước ngoài (Tại Nestle, 49% là nữ, Giám đốc nhà máy Đồng Nai là nữ, Production Manager ở Bình An cũng là nữ,…)

Ngoài công việc sản xuất, nhà máy cũng tổ chức nhiều hoạt động thú vị khác. Đặc biệt là vào những dịp riêng cho phụ nữ như Quốc tế Phụ nữ 8/3, Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10, các anh em đều dành tặng những món quà bất ngờ chứa nhiều tình cảm dành cho những “bông hoa” của nhà máy.

Xuất phát điểm từ chương trình “Quản trị viên tập sự”, chị Lan Trương chia sẻ về những cơ hội được coaching, được làm project, được học kiến thức mới không chỉ từ sếp, đồng nghiệp mà còn từ các anh chị technician, operator,… Những trải nghiệm sau khi tham gia MT càng khẳng định về văn hóa gắn kết, mentoring, coaching, các cơ hội được học tập và phát triển ở Nestle. Trải qua quá trình phát triển như vậy, cảm thấy tự tin hơn và thấy mình có giá trị hơn rất nhiều.

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG

Kiến thức “trường” Nestle: Các bạn sẽ được đào tạo kiến thức thực tế và ứng dụng kiến thức trên thực tế.

Kỹ năng: Ngoại ngữ, Tin học, sẵn sàng học hỏi, linh động, thích nghi, sáng tạo. Đừng ngại thử cũng đừng ngại giới hạn những suy nghĩ của mình, mình có thể làm được và thậm chí làm tốt hơn.

Q&A

Làm thế nào để các chị cân bằng cuộc sống với công việc?

Không ngừng nỗ lực học hỏi để trau dồi kinh nghiệm giúp cho việc xử lý công việc tiết kiệm thời gian hơn.

Tại Nestle, công ty luôn quan tâm và đảm bảo số giờ lao động và giờ nghỉ ngơi cho nhân viên, đảm bảo sức khỏe và thời gian dành cho cuộc sống cá nhân.

Ngoài ra, trong nhà máy cũng có nhiều câu lạc bộ thể thao để giúp mọi người giao lưu, tương tác, giải trí ngoài giờ làm. Điều đó góp phần vào việc cân bằng cuộc sống.

Trong công việc kỹ thuật thì cần sáng tạo như thế nào để tăng hiệu suất?

Chị Hà Lan chia sẻ:

Hầu như công việc nào cũng cần sự sáng tạo. Ở khối nhà máy, khi bạn làm việc với máy móc nhiều, sự sáng tạo sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn. Sự sáng tạo có thể giúp bạn cải tiến máy móc, quy trình giúp cho dây chuyền sản xuất nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây