Khép lại cuộc hành trình Series webinar “Khám phá khối nhà máy cùng Nestlé Việt Nam” do EniJobs phối hợp cùng Nestle Việt Nam tổ chức, chủ đề số 05, cũng là chủ đề cuối cùng năm 2020: BỘ PHẬN ENGINEERING TẠI NHÀ MÁY: CÓ THẬT SỰ THÚ VỊ? đã diễn ra vào ngày 29/12 vừa qua. Buổi chia sẻ có sự góp mặt của hai vị khác mời:
- Anh Nguyễn Phi Bình – M&I Manager (Nestlé Vietnam)
- Chị Quản Ngọc Hạnh – Industrial Services Engineer (Nestlé Vietnam)
I, CẤU TRÚC BỘ PHẬN, CÔNG VIỆC TRONG ENGINEERING
Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận Engineering:
Trước đó, trong Webinar 01 cũng đã chia sẻ cấu trúc phòng ban vận hành tại một nhà máy ??????́ thường bao gồm 9 bộ phận chính: Safety (Bộ phận An toàn), Application Group (R&D), Production (Sản xuất), Engineering (Kỹ thuật), Quality Assurance (Quản lý chất lượng), Resource Management Planning (Quản lý kế hoạch sản xuất), Manufacturing Excellent (Cải tiến sản xuất), Factory Controller (Factory Controller) + IT, Human Resources (Nhân sự).
Nhiệm vụ chính của bộ phận Engineering là đảm bảo tất cả các máy móc, thiết bị trong nhà máy thực hiện đúng chức năng được thiết kế. Đồng thời tất cả các máy móc được chạy để phục vụ cho sản xuất, đảm bảo chi phí thấp nhất và an toàn nhất.
Cấu trúc:
- Bảo trì: đảm bảo các máy móc được sửa chữa và ngăn ngừa trước khi bị hư hỏng.
- Dự án: thực hiện công việc cải tiến máy, mua và lắp đặt dây chuyền mới.
- Industrial Service (dịch vụ công nghiệp): cung cấp và quản lý các nguồn phụ trợ (điện, khí nén,…) để các máy hoạt động.
- Electric and Automation: đảm bảo những cung ứng để đảm bảo nguồn điện cho nhà máy. Nâng cấp và cải thiện nhà máy.
- General Services: quản lý kho và hệ thống bảo trì; phụ trách duy trì tòa nhà trong khu vực nhà máy.
Sự khác nhau cơ bản giữa Engineering & Production:
- Production: đảm bảo vận hành máy móc, dây chuyền chạy ra sản phẩm; cần team quản lý và hiểu về sản phẩm mình sản xuất
- Engineering: bảo trì, sửa chữa, đảm bảo máy móc hoạt động đúng chức năng của nó, nghiên cứu cải tiến dây chuyền máy móc; cần team quản lý và hiểu về máy móc.
Sự khác nhau cơ bản giữa bộ phận Engineering ngành thực phẩm so với ngành ô tô và phần mềm:
- Sự khác biệt nhất là nhu cầu của người tiêu dùng. Nhu cầu thực phẩm thì lúc nào cũng được ưu tiên hàng đầu, còn các nhu cầu khác thì có thể thay đổi dựa trên sự biến động xã hội.
- Ngành ô tô hay phần mềm sẽ chú trọng vào đặc tính công nghệ.
- Ngành thực phẩm: chú trọng vào sự an toàn, chất lượng và sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, thực phẩm cũng là nhu cầu thiết yếu hàng ngày nên có đầu ra ổn định. Nhà máy cũng cần đáp ứng điều này.
II, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MỘT SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG KHI LÀM TẠI BỘ PHẬN ENGINEERING
Cơ hội:
- Đặc điểm vị trí công việc hiện tại là có scope công việc rộng, nhiều dự án hay, lạ cho nên học được nhiều cái mới.
- Công việc luôn mới mẻ, không nhàm chán, lặp lại
- Giúp phát triển rất nhiều về leadership.
- Nestlé có đến 6 nhà máy tại Việt Nam và rất nhiều nhà máy khác trên toàn cầu nên có nhiều cơ hội lên các vị trí cao, thậm chí trở thành expert ở nước ngoài. (như anh Thanh trong Webinar 4)
Thách thức:
- Càng về sau sẽ càng challenge trong việc tìm ra cái mới để cải tiến.
- Không quá focus vào vận hành, bảo trì, không xoáy mảng kỹ thuật nhiều
- Cũng như bộ phận Production, làm ở bộ phận Engineering cũng yêu cầu phải đi ca, tùy thuộc vào từng vị trí công việc. Đi ca như là giai đoạn thử thách, học hỏi để xây dựng năng lực, thay đổi bản thân cho những vị trí cao hơn. Để làm được quản lý phải hiểu trải nghiệm đi ca của cấp dưới thì mới lead team tốt được.
Cơ hội dành riêng cho người làm trong bộ phận Engineering trong nhà máy thực phẩm:
- Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi đòi hỏi các sản phẩm, công nghệ máy móc phải thay đổi theo. Chính vì thế, công việc luôn có cái mới để học.
- So với ngành ô tô hay phần mềm, ngành thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nên sẽ ổn định hơn. Ví dụ thực tế là trong đợt dịch Covid vừa rồi, các ngành khác cần thắt chặt, cắt giảm chi phí. Còn ngành thực phẩm thì không bị ảnh hưởng quá nhiều.
III, KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ
Lời khuyên của chị Hạnh: Các bạn trẻ hãy tranh thủ trau dồi kiến thức khi còn nhiều thời gian, rèn luyện sức khỏe, dám chấp nhận thử thách, tìm ra đam mê và ý nghĩa công việc của mình.
Lời khuyên của anh Bình:
- Học những kiến thức kỹ thuật cơ bản: electric, automation …
- Tận dụng thời gian luận văn về thiết kế máy, nguyên tắc hoạt động, chi tiết kỹ thuật…
- Theo những dự án bên ngoài hoặc giáo viên (nếu có điều kiện)
- Cải thiện kỹ năng Tiếng Anh
IV, Q&A
Công việc bảo trì của bộ phận Kỹ thuật có yêu cầu làm việc quá giờ để bảo trì, sửa chữa kịp thời máy móc không ạ?
Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc và chính xác tăng ca cho công nhân. Ở bộ phận Kỹ thuật, mọi người sẽ cố gắng sắp xếp để người làm không phải tăng ca. Việc tăng ca sẽ dành cho những tình huống khẩn cấp, và điều đó thường xảy ra không thường xuyên.
Nhà máy Nestle có nhận các bạn mới để train về nhiệm vụ của các nhà máy không ạ?
Ở Nestle thì có chương trình On Training Program dành cho các bạn mới. Các bạn sẽ được training 6 tháng để đảm bảo các bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc. Nhiệm vụ của bạn là chứng minh được khả năng học hỏi của mình để nắm bắt kiến thức, công việc nhanh hơn.
[…] Session 5 (29/12): Bộ phận Engineering khối nhà máy – có thật sự thú vị […]