Nghề Kiểm Soát Chất Lượng (QC) – Cơ Hội Và Thách Thức

0
7283

Quality Control (QC) có nghĩa là kiểm tra chất lượng. Quality Controler trong các nhà máy sản xuất, họ đảm nhiệm vai trò trong việc thực hiện kiểm tra và rà soát chất lượng. Một quy trình sản xuất mà QA đề ra sẽ được kiểm tra chất lượng ở 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn nhập đầu vào, giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán ra. Công việc của QC được phân ra và làm việc thuộc từng giai đoạn trên. Công việc này được tiến hành đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Hiện nay, quy trình đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên đơn giản nhờ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Vì vậy, chất lượng sản phẩm được kiểm soát ngay từ khâu sản xuất chứ không phải đến khâu đánh giá mới phát hiện được những sai sót.

Các vị trí QC hot 2020: Quality Engineer, Supplier Quality Engineer, Quality Technician, Supplier Quality Technician.

Phân loại QC

Dựa vào công đoạn làm việc, QC trong nhà máy được chia ra thành các nhóm: IQC (Input Quality Control) làm việc ở khâu kiểm tra đầu vào, PQC (Process Quality Control) sẽ làm việc trong quá trình sản xuất, và OQC làm việc ở khâu sản xuất ra ngoài (Output Quality Control).

Công việc của kỹ sư QC:

Công việc của QC phụ thuộc vào 3 vị trí chính:

Kỹ sư IQC (Input Quality Control):

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư đầu vào của quá trình sản xuất 
  • Ghi chép, báo cáo các số liệu về vật tư.
  • Làm việc, trao đổi với nhà cung cấp nguyên liệu.
  • Khi phát hiện sai sót hay thiếu hụt nguyên liệu, cần tìm nguyên nhân và báo với cấp trên.
  • Xử lý và tìm hiểu các vấn đề gây ra bởi vật tư, nguyên liệu đầu vào.

Kỹ sư PQC (Process Quality Control)

  • Thường xuyên kiểm tra sản phẩm đã đạt đủ yêu cầu về chất lượng, thông số kỹ thuật.
  • Kiểm soát các công đoạn lao động của nhân viên. Nếu quy trình sản xuất không phù hợp, cần báo cáo lại và đưa ra các giải pháp khắc phục. 
  • Sản phẩm làm đúng quy trình nhưng không đạt, cần báo cáo với cấp trên. Đồng thời phản hồi lại với IQC nếu như nguyên liệu có vấn đề. 
  • Giải thích và khắc phục nhược điểm nếu khách hàng có khiếu nại.

Kỹ sư OQC (Output Quality Control):

  • Đóng góp, xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm.
  • Liên tục thực hiện kiểm tra, kiểm định chất lượng của sản phẩm.
  • Xác nhận những thành phẩm đạt đủ tiêu chuẩn.
  • Phân loại và chỉ ra các sai sót của các sản phẩm chưa đạt chuẩn chất lượng.
  • Được quyền quyết định dừng xuất hàng nếu các sản phẩm thiếu chất lượng. Đồng thời báo cáo cấp trên và phản hồi với PQC.
  • Trực tiếp trao đổi và làm việc với khách hàng.
  • Lưu trữ cẩn thận các tài liệu và hàng mẫu khách hàng đưa.

Mức lương của kỹ sư QC

Mức lương của kỹ sư QC hiện nay dao động từ 7 đến hơn 20 triệu đồng/tháng, thậm chí tính đến tiền nghìn $, tùy vào năng lực của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản này, kỹ sư QC còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc,… 

Khi trở thành một kỹ sư QC giỏi, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QC. Một trưởng bộ phận QC tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ được thăng chức lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,…

Cơ hội và thách thức trong ngành

Tất cả các ngành đều cần đến QA/QC từ loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, công nghệ hay cung cấp dịch vụ như ngân hàng, tư vấn, đào tạo, vận tải… Do đó, cơ hội nghề nghiệp hiện đang là rất lớn. Một số ngành đang có nhu cầu tuyển dụng QC rất lớn hiện tại: ngành cơ khí và tự động hóa, ngành thực phẩm, ngành dệt may, ngành sản xuất máy móc, linh kiện lĩnh vực kỹ thuật,..

Bên cạnh những cơ hội thì ngành QA/QC hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như:

  • Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao nên chất lượng của sản phẩm cũng cần được cải tiến theo.
  • Giữa các công ty có sự cạnh tranh cao về chất lượng sản phẩm.
  • Trình độ và tay nghề của các công nhân là khác nhau nên việc áp dụng quy chuẩn chất lượng chung thường gặp khó khăn.
  • Công nhân thường không quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm.
  • Thiếu điều kiện về vốn và trang thiết bị còn chưa hiện đại nên khó đáp ứng theo tiêu chuẩn của quốc tế

Việt Nam đang đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP hay các hiệp định EFTA. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng được thành lập ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, năng suất cũng như chất lượng tại các doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp từ sản xuất, dịch vụ, công nghệ…đều có nhu cầu có QC. Vì vậy, cơ hội rộng mở mang đến nhiều thách thức với yêu cầu nhân sự QC chất lượng cao, tuy nhiên vị trí QC chưa được chú trọng đào tạo bài bản mà phải tự học hỏi nhiều, bên cạnh đó ở các trường Đại học hiện nay có chuyên ngành ngôn ngữ lập trình nhưng chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về Testing hay Quality Control, dẫn đến nhu cầu khan hiếm nhân lực ở nhóm ngành này trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguồn tham khảo: 123job.vn, hr.jobnow.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây